Có nhiều trường hợp đã phải vào cấp cứu vì say xe nhất là vào dịp lễ tết tình trạng xe nhồi nhét hành khách càng khiến cho việc say xe dễ hơn và nguy cơ biến chứng cũng nhiều hơn.

Say xe được gọi tắt cho cảm giác “say” khi di chuyển (motion sickness), khi chúng ta ngồi trên phương tiện giao thông di chuyển, hay ngồi trên đu quay giải trí… Đa số hành khách có tình trạng say xe tự điều chỉnh, tuy nhiên nhiều trường hợp cũng phải vào viện cấp cứu để tránh những biến chứng nặng.

Bí quyết đánh tan cơn say xe dịp Tết

Cảm giác say xe xuất hiện khi thân mình, tai trong và mắt chuyển tín hiệu thần kinh ghi nhận được lên não một cách không giống nhau. 

Khi ngồi lên ô tô, tai trong cảm nhận sự di chuyển của xe trong khi mắt chúng ta không cảm nhận đầy đủ được sự di chuyển này nếu chúng ta nhìn xuống sàn, xe bịt kín hạn chế tầm nhìn ra trước… 

Triệu chứng say xe bao gồm buồn nôn, nôn, mặt tái, da lạnh, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi tiết nước bọt, ngáp, khó chịu, mệt mỏi, thở nhanh...

Đặc biệt, nhiều trường hợp bị say tàu xe do nôn nhiều dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải do nôn, do thở nhanh, mồ hôi. Hiện tượng này có thể dẫn đến tụt huyết áp, xỉu, suy thận cấp. Đây là "biến chứng" của say xe. Những trường hợp say xe với biểu hiện nôn nhiều, kéo dài không uống được nước cần phải vào viện để bù nước điện giải đường truyền để tránh các biến chứng.

Phòng say xe cách nào?

Một số người sợ nên chỉ cần nói đến đi tàu xe, tâm lý của người ta gợi nhớ cảm giác khó chịu, mệt mỏi… Cần chuẩn bị tâm lí, luyện tập và sử dụng các biện pháp phòng say xe trước các cuộc hành trình. Sau đây là một số biện pháp dự phòng:

- Tránh ăn quá no, thức ăn mỡ, rượu bia đêm trước hành trình

- Ăn nhẹ, ít năng lượng 24h trước

- Tránh bơ sữa, sữa chua, pho mai trước di chuyển

- Khi ngồi trên xe thì chọn ngồi ghế trước, ngồi trên máy bay có thể ngồi vị trí ngang cánh tàu bay

- Nhìn thẳng ra xa

- Không đọc sách, chơi điện tử trên xe

- Ngồi tựa đầu vào thành sau ghế và giữ ổn định

- Chỉnh luồng gió của quạt vào mặt

- Không hút thuốc trên tàu xe

Có nhiều loại thuốc chống say, hầu hết các thuốc có tác dụng sau 30 phút - 2 giờ sau khi uống, thời gian kéo dài tác dụng tùy thuốc từ 4-8 giờ cho đến 3 ngày. Tác dụng phụ của các thuốc có thể gặp như khô miệng, đờ đẫn chậm chạp, nhìn mờ, mất định hướng. Vì thế, chỉ nên dùng theo liều chỉ định, một số thuốc không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Học cách sơ cứu người say rượu đúng cách

Nguyên tắc sơ cấp cứu người bị say rượu là phải đảm bảo thông thoáng đường hô hấp, cho gối cao đầu và nằm nghiêng sang bên phải.

Quý ông nên tránh xa nước chanh, thuốc giải rượu khi say

Bác sĩ khuyến cáo khi say rượu không nên uống nước chanh, uống thuốc giải rượu hay thuốc chống nôn.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.